Clicar Tiểu thuyết
  • XuyênKhông
  • TruyệnTeen
  • TruyệnNgắn
  • Truyện ma
Đăng nhập Đăng kí
Sign in Sign up
  • XuyênKhông
  • TruyệnTeen
  • TruyệnNgắn
  • Truyện ma

Cùng anh băng qua đại dương

5 Type: Genres: Đời Thường, Hiện đại, Tình Cảm
Nhã Thụy là con gái của thuyền trưởng cướp biển Đoàn Hùng, một tên cướp biển chân chính. Cho đến một ngày, cô bị kẻ thù của ba mình bắt cóc, người được mệnh danh là Ác Quỷ Đại Dương, thuyền trưởng Chánh Uy. Trong khi Chánh Uy săn lùng ba của Nhã Thụy và...
Continue Reading →

Mỹ tìm giải pháp thương mại với Canada, Trung Quốc

  1. Home
  2. Mỹ tìm giải pháp thương mại với Canada, Trung Quốc

Reuters dẫn lời Thủ tướng Canada Mark Carney cho hay việc đàm phán thương mại với Tổng thống Mỹ Donald Trump “rất phức tạp”, nhưng cuộc gặp tại Nhà Trắng ngày 6.5 “mang tính xây dựng” và đem lại một số tiến triển.

Mỹ áp thuế đối với nhiều hàng hóa Canada vào đầu tháng 3, trước khi công bố một số biện pháp giảm và miễn trừ, còn Canada đưa ra các biện pháp đáp trả. Thương mại là chủ đề thảo luận chính giữa ông Carney và ông Trump tại Nhà Trắng trong cuộc gặp trên, khi nhà lãnh đạo Canada cho biết đây là sự khởi đầu cho việc đàm phán lại Thỏa thuận Mỹ – Mexico – Canada (USMCA).

“Canada không phải để bán”: Thủ tướng Carney cứng rắn trước Tổng thống Trump

Về phần mình, ông Trump nhắc lại việc Mỹ chịu thâm hụt thương mại lớn với Canada, cũng như ý muốn nước này trở thành tiểu bang thứ 51 của Mỹ. Tuy nhiên, ông Carney nhấn mạnh rằng Canada “không phải để bán”. Trong cuộc họp báo sau đó, ông Trump cho biết cuộc gặp “rất tuyệt vời” và “không có căng thẳng”.

Tổng thống Trump (phải) tiếp Thủ tướng Carney tại Nhà Trắng hôm 6.5. ẢNH: AP

Trong một diễn biến khác, các quan chức cấp cao Mỹ và Trung Quốc sẽ gặp nhau tại Thụy Sĩ vào ngày 10 và 11.5 để khởi động lại các cuộc đàm phán thương mại bị đình trệ, theo AFP đưa tin ngày 7.5. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent và Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson Greer sẽ đại diện cho Washington tham dự cuộc gặp sắp tới với phía Trung Quốc, theo thông báo từ văn phòng của 2 quan chức này. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng thông báo Phó thủ tướng Hà Lập Phong sẽ đại diện cho Bắc Kinh tham dự cuộc gặp với phái đoàn Mỹ tại Thụy Sĩ. Cuộc gặp sắp tới đán.h dấu sự tham gia công khai chính thức đầu tiên giữa 2 nền kinh tế hàng đầu thế giới để giải quyết cuộc chiến thương mại đang leo thang.

Mỹ-Trung Quốc sẽ đàm phán ‘phá băng thương mại’ tại Geneva

Có đi có lại chưa toại lòng nhau

Theo kế hoạch, ngày 2/4, Mỹ thực thi những thay đổi quan trọng trong chính sách thương mại, với sự xuất hiện của "thuế đối ứng" (còn gọi là thuế quan có đi có lại) nhắm đến các đối tác thương mại chính.


Cảng hàng hóa Los Angeles, bang California, Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Tổng thống Donald Trump gọi đợt thuế quan rộng nhất từ trước đến nay này là mũi nhọn của chính sách thương mại "Nước Mỹ trước tiên" nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước bằng cách kiềm chế nhập khẩu hàng hóa vào Mỹ.

Thuế đối ứng được tính toán để trả đũa ngay lập tức các quốc gia áp dụng mức thuế quan cao hơn hoặc các rào cản thương mại phi thuế quan ảnh hưởng đến các công ty Mỹ. Mức thuế quan đối với từng đối tác sẽ khác nhau, tùy thuộc vào mức thuế mà những nước đó áp cho hàng hóa của Mỹ và nhiều yếu tố khác.

Lý do chính khiến ông chủ Nhà Trắng nóng lòng thực hiện kế hoạch này chính là con số kỷ lục thâm hụt thương mại 1.200 tỷ USD của Mỹ năm 2024 mà ông gọi là bằng chứng cho thấy Washington để các quốc gia khác tự do áp thuế hàng xuất khẩu mà không phản kháng.

Nhóm bị ảnh hưởng nhiều nhất sẽ là các nền kinh tế đóng góp đáng kể nhất vào thâm hụt thương mại của Mỹ và áp đặt mức thuế quan cao nhất với hàng Mỹ, trong đó có những đối tác lớn như Liên minh châu Âu (EU), Mexico, Canada, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ...

Theo giới chuyên gia, quyết định điều chỉnh mức thuế nhập khẩu theo nguyên tắc có qua có lại của Mỹ sẽ đán.h dấu cuộc đại tu mạnh mẽ của hệ thống thương mại toàn cầu, cho thấy thay đổi lớn trong cách tiếp cận thương mại của Mỹ và làm xói mòn một trong những nguyên lý cơ bản của hệ thống thương mại toàn cầu, trong đó thương mại cởi mở là một lợi thế kinh tế...

Chuyên gia Chad Bown, học giả cấp cao tại Viện Kinh tế quốc tế Peterson (Mỹ), cho rằng thuế đối ứng của Tổng thống Trump sẽ vi phạm các quy tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) trên hai khía cạnh. Việc áp dụng mức thuế quan riêng biệt cho các nước khác nhau sẽ vi phạm cam kết của các thành viên WTO về không được phân biệt đối xử giữa các đối tác. Và nếu Mỹ tăng thuế quan vượt quá mức tối đa đã đàm phán với các thành viên WTO khác, điều đó cũng sẽ phá vỡ các quy tắc thương mại của WTO, có thể châm ngòi cho các vụ khiếu kiện.

Động thái này có khả năng sẽ làm leo thang cuộc chiến thương mại toàn cầu vốn đã nóng dần khi Mỹ mới đây áp thuế 25% với nhôm, thép nhập khẩu, áp thuế với ô tô và phụ tùng ô tô nhập khẩu. Láng giềng Canada tuyên bố có kế hoạch áp dụng thuế trả đũa đối với hàng hóa của Mỹ. Cảnh báo những lời đ.e dọ.a áp thuế của Washington làm thay đổi cơ bản quan hệ song phương, Thủ tướng Mark Carney đã điện đàm với ông Trump, nhất trí bắt đầu các cuộc đàm phán toàn diện về mối quan hệ kinh tế và an ninh mới ngay sau cuộc bầu cử Canada ngày 28/4. Trước mắt, các bộ trưởng về thương mại sẽ tăng cường đàm phán để giải quyết các mối quan ngại cấp bách.

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum Pardo tuyên bố sẽ phản hồi toàn diện về mức thuế quan của Mỹ nhưng cũng đán.h tín hiệu rằng nước này đang âm thầm hành động. Đến nay, Mexico vẫn áp dụng chiến lược chờ đợi và quan sát theo chủ nghĩa thực dụng và kiên nhẫn. Nhà phân tích tại Viện Năng lực cạnh tranh Mexico Oscar Ocampo gọi đây là một chiến lược hiệu quả: "Canada đã tuyên bố trả đũa ngay từ đầu. Mexico thì không, và việc tạo điều kiện cho đàm phán trước khi áp dụng bất kỳ biện pháp nào là điều đúng đắn".

Bên kia bờ Đại Tây Dương, các nhà lãnh đạo Đức và Pháp thúc giục EU đáp trả. Berlin cho rằng EU phải "phản ứng kiên quyết" trong khi Pháp gọi đây là "sự lãng phí thời gian" và thúc giục Washington xem xét lại. Tuy nhiên, sau những lời đ.e dọ.a qua lại, EU đang cân nhắc những nhượng bộ với các cuộc thảo luận và soạn thảo "bảng điều khoản" nhằm giảm các mức thuế quan này, tăng đầu tư chung với Mỹ và nới lỏng một số quy định cũng như các tiêu chuẩn. Thủ tướng Italy Giorgia Meloni kêu gọi cách tiếp cận "hợp lý", bảo vệ sự thống nhất xuyên Đại Tây Dương và "tái thiết lại nếu cần thiết".

Trong khi đó, Anh đang có cuộc đàm phán gấp rút với mục tiêu xin miễn trừ, viện dẫn mối quan hệ thương mại tương đối bình đẳng với Mỹ. Thủ tướng Anh Keir Starmer từng tuyên bố London sẽ không "nhảy vào" cuộc chiến với Mỹ và cố gắng tránh thuế quan thông qua đàm phán, ưu tiên phản ứng "thực tế và sáng suốt" để tránh đán.h mất hàng tỷ USD tăng trưởng kinh tế. Ngày 30/3, Thủ tướng Anh Keir Starmer đã điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Tuy nhiên, Anh cũng để ngỏ đáp trả khi cần thiết.

Tại châu Á, Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba đã kêu gọi Washington miễn trừ cho Tokyo. Martin Schulz, chuyên gia kinh tế của Fujitsu, ước tính thuế bổ sung sẽ khiến nền kinh tế Nhật Bản suy giảm 0,2%. Nhật Bản cũng đã nhất trí với Hàn Quốc và Trung Quốc sẽ đẩy nhanh các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do 3 bên để ứng phó với tình trạng gián đoạn thương mại do cuộc chiến thuế quan.

Một "người chơi" quan trọng ở châu Á là Ấn Độ vẫn theo đuổi "mối quan hệ đối tác đáng tin cậy" với Mỹ. Hai nước vừa đồng ý hoàn tất một phần thỏa thuận thương mại song phương trước cuối năm 2025, nhưng không có dấu hiệu Washington sẽ miễn thuế. Trong 2 tháng qua, New Delhi đã tìm cách giảm căng thẳng thương mại với Washington bằng cách cắt giảm thuế đối với một số sản phẩm, bao gồm xe máy cao cấp và rượu whisky bourbon.

Trước khả năng bị đán.h thêm thuế, Trung Quốc tiếp tục khẳng định sẽ có biện pháp đối phó kiên quyết nếu Mỹ gây tổn hại đến lợi ích Bắc Kinh.

Tại Mỹ, tâm lý của người tiêu dùng và doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng, thước đo kỳ vọng của người tiêu dùng về kinh doanh, thu nhập và lao động đã giảm xuống mức thấp nhất trong 12 năm. Thị trường chứng khoán đã giảm mạnh vào cuối tuần qua khi các nhà đầu tư bán tháo để phản ứng với chính sách thương mại của chính quyền và lo ngại về lạm phát. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm hơn 700 điểm, tương đương khoảng 1,7%, mức lớn nhất kể từ ngày 10/3. Chỉ số S&P 500 giảm hơn 100 điểm.

Các nhà kinh tế dự báo kết quả có thể là làm tăng lạm phát. Theo phân tích của Oxford Economics, nếu mức thuế quan thực tế đối với hàng nhập khẩu vào Mỹ tăng từ mức 2,5% năm 2024 lên 10% vào tháng 4 thì giá cả nói chung sẽ tăng 0,5 điểm phần trăm. Đó là chưa kể chương trình thuế quan của ông Trump, cùng những bất ổn xung quanh, có thể kéo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ xuống do làm suy yếu thị trường tài chính và tâm lý người tiêu dùng. Mark Zandi, nhà kinh tế trưởng của Moody's, cho rằng thuế đối ứng trên diện rộng nếu được áp dụng trong nhiều tháng sẽ "châm ngòi" cho suy thoái.

Giới chuyên gia đán.h giá các rào cản thương mại như thuế quan có thể không đủ để khôi phục việc làm trong ngành sản xuất Mỹ, vốn đã giảm mạnh trong vài thập niên qua. Khi chi phí lao động tại các trung tâm như Mexico chỉ bằng 20% so với Mỹ, thì mức thuế quan 20% chưa biết sẽ áp dụng trong bao lâu là không đủ để thuyết phục các công ty nghiêm túc chuyển phần lớn hoạt động sản xuất trở lại Mỹ.

Simon Macadam, Phó Giám đốc kinh tế toàn cầu tại Capital Economics, cho rằng không thể dễ dàng đưa ra một con số khi phải áp dụng mức thuế khác nhau đối với cùng một mặt hàng từ các quốc gia khác nhau. Washington cũng thừa nhận rằng chính sách thuế quan này sẽ "rất phức tạp để có thể thực hiện được". Cựu Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cho rằng điều đó sẽ tạo kẽ hở cho các nhà xuất khẩu vận chuyển sản phẩm qua các quốc gia có mức thuế thấp hơn trước khi đưa vào Mỹ, tăng nguy cơ gian lận trong hệ thống.

Nhìn chung, khi đặt tất cả lên bàn cân, hiệu quả của thuế đối ứng vẫn là câu hỏi để ngỏ, trong khi kế hoạch này đang gây ra nhiều mối lo ngại không chỉ trong các đối tác của Mỹ mà ngay chính trong doanh nghiệp và người dân Mỹ.

Ông Trump nói 'nỗi đau' từ thuế nhập khẩu là cái giá xứng đáng Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng thuế suất mà Mỹ đán.h lên Canada, Mexico và Trung Quốc sẽ xứng đáng với cái giá để bảo vệ lợi ích của Mỹ. Sau nhiều tuần cảnh báo, Tổng thống Trump hôm 1.2 ký ban hành lệnh hành pháp đán.h thuế 25% lên hàng hóa Canada và Mexico bất chấp Mỹ có hiệp định tự...

  • Trang chủ
  • Bảng tin
  • Liên hệ chúng tôi
  • Giới thiệu

© 2024 Clicar Tiểu thuyết. All rights reserved

Đăng nhập

Lost your password?

← Back to Clicar Tiểu thuyết

Đăng kí

Register For This Site.

Log in | Lost your password?

← Back to Clicar Tiểu thuyết

Lost your password?

Please enter your username or email address. You will receive a link to create a new password via email.

← Back to Clicar Tiểu thuyết

Premium Chapter

You are required to login first